Mục lục

 


I. Các loại từ:


1. Danh từ


    1.1. Giống của danh từ
    1.2. Số của danh từ



2. Tính từ


    2.1. Giống, số và vị trí của tính từ
    2.2. Tính từ sở hữu
    2.3. Tính từ chỉ định
    2.4. Tính từ nghi vấn



3. Giới từ


    3.1. Giới từ + danh từ chỉ thành phố, đất nước



4. Động từ


    4.1. Động từ nhóm 1

        4.1.1. Động từ nhóm 1 
        4.1.2. Động từ nhóm 1 đặc biệt

    

        4.2. Động từ nhóm 3
        4.3. Động từ phản thân
        4.4. Quá khứ phân từ của động từ



5. Trạng từ

6. Mạo từ


    6.1. Mạo từ xác định
    6.2. Mạo từ không xác định
    6.3. Mạo từ chỉ bộ phận
    6.4. Mạo từ rút gọn



7. Đại từ


    7.1. Đại từ nhân xưng



II. Thì:


1. Passé Composé
2. Imparfait
3. Passé récent
4. Futur proche
5. Futur simple



III. Thể Impératif



IV. Bổ ngữ trực tiếp - Bổ ngữ gián tiếp: 


1. Bổ ngữ trực tiếp
2. Bổ ngữ gián tiếp



V. Phủ định trong tiếng Pháp:

Giống, số và vị trí của tính từ

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng nhau học về giống, số và vị trí của tính từ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé ! 


I. DÉFINITION: Định nghĩa

Tính từ là một từ được thêm vào một danh từ hoặc một đại từ để biểu thị một tính chất hoặc một mối quan hệ. Nó gần như luôn luôn tương hợp với danh từ hoặc đại từ này về giống và về số (tuỳ trường hợp, tính từ sẽ tương hợp về nghĩa).

Ví dụ:

  • Une femme hereuse (một phụ nữ hạnh phúc)
     
  • Un ancien appartement (một căn hộ cũ)
     
  • Un chien méchant (một con chó dữ)
     
  • Une longue robe (một cái đầm dài)

II. PHÂN LOẠI CÁC TÍNH TỪ: Tính từ được phân thành 2 loại chính:

1. Adjectif qualificatif (tính từ chỉ tính chất)

2. Adjectif non qualificatif:

  • Adjectif démonstratif (tính từ chỉ định): ce, cette, cet, ces, ….
  • Adjectif possessif (tính từ sở hữu): mon, ton, son, ma, ta, sa, …
  • Adjectif interrogatif (tính từ nghi vấn): quel, quelle, quels, quelles
  • Adjectif exclamatif (tính từ cảm thán): quel, quelle, quels, quelles
  • Adjectif indéfini (tính từ không xác định): aucun, autre, certain, plusieurs, quelques, chaque,…
  • Adjectif numéral (tính từ số từ): numéral cardinal (số từ số lượng), numéral ordinal (số từ thứ tự)
  • Adjectif relatif (tính từ chỉ quan hệ): lequel, duquel, auquel, laquelle, de laquelle, à laquelle, …

 

III.CHỨC NĂNG CỦA TÍNH TỪ: Tính từ có 4 chức năng:


1) Épithète: 

Tính từ épithète là tính từ chỉ tính chất cho một danh từ hoặc đại từ mà không có giới từ và động từ đi chung.

Ví dụ: 

Cette fille a de beaux grands yeux bleus. (Bé gái này có đôi mắt to, đẹp, màu xanh)

Quel
 train prends-tu? (Anh đi chuyến xe lửa nào?)

 

2) Attribut du sujet:

Tính từ attribut du sujet là tính từ được dùng với động từ chỉ trạng thái. Nó tương hợp với chủ ngữ. Ta luôn luôn có thể thay thế động từ chỉ trạng thái bằng động từ être.

Các động từ chỉ trạng thái: paraître, sembler, rester, demeurer, devenir...

Ví dụ:

Les yeux de ces filles sont beauxgrands et bleus. (Đôi mắt của cô bé này thì to, đẹp và xanh.)
Cet enfant est/paraît/semble/reste/demeure/devient sage.

 

3) Attribut du C.O.D.:

Tính từ giữ chức năng attribut du C.O.D khi tính từ bổ nghĩa cho một bổ ngữ (C.O.D.), nó tương hợp vớibổ ngữ đó.

Ví dụ: 

La lune rend cette nuit vivante. (Mặt trăng làm cho đêm nay trở nên sống động.)

 

4) Adjectif en apposition:

Tính từ làm ngữ đồng vị khi tính từ nó bị phân cách với danh từ mà nó bổ nghĩa bằng một dấu phẩy.

Ví dụ: 

Cette foule, indignée, protesta. (Đám đông này, phẫn nộ, phản kháng.)

 

IV. CÁC DẠNG CỦA TÍNH TỪ:

1) Adjectif simple (tính từ đơn):

Ví dụ: bon (tốt, giỏi), rapide (nhanh), rond (tròn), chaud (nóng)...

2) Adjectif complexe (tính từ phức) hay adjectif dérivé (tính từ phái sinh):

Tính từ phức (trong một số sách còn gọi là tính từ phái sinh) được hình thành bằng cách thêm tiền tố (préfixe) hoặc hậu tố (suffixe) vào một từ, có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ

Ví dụ: 

sport (nom) -> sportif (suffixe)

manger (verbe) -> mangeable (suffixe), immangeable (préfixe + suffixe)

adroit (adjectif) -> maladroit (préfixe)
vert (adjectif) -> verdâtre (suffixe)

 3) Adjectif composé (tính từ ghép):

Tính từ ghép được tạo thành từ việc ghép hai hay nhiều từ lại với nhau và được nối với nhau bằng gạch nối (trait d’union). Sự tương hợp của tính từ ghép tuỳ thuộc vào bản chất của các từ được ghép và vào mối quan hệ giữa các từ đó.

Tính từ ghép được tạo bởi 2 tính từ và cùng giữ chức năng như tính từ:

  • Từ đầu tiên kết thúc bằng đuôi -o hoặc -i, không thay đổi (invariable); từ thứ 2 tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa về giống và số.

Ví dụ: 

Les journées franco-vietnamiennes (ngày hội Pháp – Việt)
Une histoire tragi-comique (câu chuyện bi bài)

  • 2 tính từ cùng làm rõ nghĩa cho danh từ mà nó bổ nghĩa thì cả 2 tính từ này đều tương hợp với danh từ đó

Ví dụ: 

Des bébés premiers-nés (con đầu lòng)

Les personnes sourdes-muettes (những người câm điếc)

Tính từ ghép được tạo bởi 2 tính từ nhưng tính từ đầu tiên giữ vai trò như một trạng từ nên nó không thay đổi, còn tính từ thứ 2 thì tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa

Ví dụ: Nous avons regroupé tous les garçons nouveaux-nés. (= les garçons nouvellement nés (các bé trai mới sinh))

  • Tính từ ghép được tạo thành từ một thành phần không thay đổi (élément invariable) và một tính từ

Ví dụ: Il a visité les avant-dernières nouveautés. (Anh ấy đã tham quan những cái mới mẻ áp cuối)

  • Tính từ ghép là từ được phái sinh từ một danh từ ghép: từ đầu tiên không thay đổi, từ thứ 2 tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa

Ví dụ: Les personnes haut placées (những người có địa vị cao)


4) Adjectif par conversion (tính từ do chuyển đổi mà thành):

  • Tính từ chuyển đổi từ participe passé:

Ví dụ: usé (mòn, cũ kỹ), vielli (già nua, yếu sức), détruit (phá huỷ, huỷ diệt)

  • Động tính từ (adjectif verbal):

Ví dụ: fatigant (mệt), obéissant (vâng lời)

  • Tính từ chuyển đổi từ danh từ hoặc ngữ danh từ (expression nominale)

Ví dụ: orange (nom) (màu cam), bon marché (expression nominale) (rẻ)

  • Tính từ chuyển đổi từ ngữ giới từ (expression prépositionnelle)

Ví dụ: en colère (nổi giận)

  • Danh từ được sử dụng vừa như là danh từ, vừa như là tính từ

Ví dụ: 

joueur -> danh từ: người chơi, tính từ: ham chơi

menteur -> danh từ: người nói dối, tính từ: láo, dối trá

 

V. VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ TRONG CÂU

Phần lớn các tính từ được đặt ở sau danh từ. Một vài tính từ luôn luôn đặt phía trước danh từ; một số khác thì không có vị trí xác định.

1) Tính từ đặt sau danh từ:

Tính từ đứng sau danh từ khi tính từ:
- dài hơn danh từ

Ví dụ: un chant traditionnel >< NON un traditionnel chant

- chỉ màu sắc hoặc hình dáng

Ví dụ: Le drapeau bleu >< NON le bleu drapeau

Une route droite >< NON une droite route
- chỉ giai cấp xã hội, tôn giáo

Ví dụ: 
Le droit républicain >< NON le républicain droit
Les tragédies shakespeariennes >< NON les shakespeariennes tragédies.

- là một động tính từ

Ví dụ: 
Un panier garni >< NON un garni panier
Une avenue passante >< NON une passante avenue.

2) Tính từ đặt trước danh từ

Tính từ đặt trước danh từ nếu tính từ: 
- ngắn hơn danh từ

Ví dụ: Un joli divertissement >< NON un divertissement joli

- là số từ thứ tự

Ví dụ: Le quinzième siècle >< NON le siècle quinzième


Chú ý: prochain và dernier được đặt sau danh từ chỉ thời gian để biểu thị ngày tháng (exprimer la date)

Ví dụ: 
la semaine prochaine/dernière (tuần tới/tuần rồi)

l’été prochain/dernier (mùa hè tới/mùa hè rồi)

 

3) Nghĩa của tính từ thay đổi tuỳ theo vị trí của nó






 

  


VI. HỢP GIỐNG VÀ SỐ VỚI TÍNH TỪ:

Tính từ tương hợp về giống (giống đực hoặc giống cái) và về số (số ít hoặc số nhiều) với danh từ mà nó chỉ tính chất

Ví dụ : une rue bruyante (một con đường ồn ào)

des enfants blonds (những đứa trẻ tóc hoe)

1) Sự tương hợp với nhiều danh từ khác giống:

Khi 2 danh từ khác giống (giống đực và giống cái) đi chung với nhau thì một tính từ bổ nghĩa cho 2 danh từ đó sẽ tương hợp với danh từ giống đực và ở số nhiều.

Ví dụ : une jupe et un chemisier blancs (một cái váy và một cái áo sơ mi nữ màu trắng)

·         Chú ý: les littératures française et anglaise = la littérature francaise et la littérature anglaise (văn học Pháp và văn học Anh)

 

2) Trường hợp đặc biệt:

a. Tính từ chỉ màu sắc (adjectifs de couleur):

Danh từ được sử dụng như tính từ chỉ màu sắc thì không thay đổi (invariable)

Ví dụ: une robe marron (áo đầm màu hạt dẻ)

-> marron (nom): invariable

·         Ghi chú: rose (màu hồng) và mauve (màu hoa cà) tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa

Ví dụ: des rubans roses

 

b. Tính từ ghép chỉ màu sắc (Adjectifs de couleur composés) :

Tính từ chỉ màu sắc không thay đổi khi nó được bổ nghĩa bởi một danh từ hoặc một tính từ khác

Ví dụ: une jupe verte (cái váy màu xanh lục)

-> une jupe vert pomme (cái váy màu xanh táo)

une jupe vert clair (cái váy màu xanh sáng)

c. Tính từ demi (nửa), nu (trần), ci-joint (kèm theo), ci-inclus (ở trong này) không thay đổi khi nó được đặt trước một danh từ

Ví dụ: une demi heure (nửa tiếng) -> une heure et demie (một giờ rưỡi)

ci-joint une photocopie (đính kèm theo đây một bản photo) -> une photocopie ci-jointe (bản photo được đính kèm)

·         Chú ý: demi chỉ tương hợp về giống mà KHÔNG tương hợp về SỐ

d. Trong cụm từ «avoir l’air» (có vẻ), tính từ tương hợp với chủ ngữ.

Ví dụ: cette tarte a l’air délicieuse (cái bánh tạt này có vẻ ngon)

 

Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc, chúc các bạn học tập thật tốt. Nếu các bạn có gì thắc mắc thì hãy comment ở dưới cho mình nhé. Mong các bạn ủng hộ blog của chúng mình.

Cảm ơn các bạn rất nhiều ! 

Hình ảnh có liên quan Kết quả hình ảnh cho gif cute byeKết quả hình ảnh cho gif cute thanks

Số của danh từ

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng nhau học về số của danh từ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé ! 



 Về cơ bản, để thành lập danh từ số nhiều, ta thêm "s" vào danh từ số ít.

Ví dụ:

Un élève --> des élèves.

Un livre --> des livres.

Un maison --> des maisons.

Lưu ý: Chúng ta không phát âm chữ  "s" khi chuyển sang danh từ số nhiều.

Các trường hợp đặc biệt:

Các danh từ số ít tận cùng  "_s", "_x", "_z" không thay đổi khi chuyển sang danh từ số nhiều.

Ví dụ:

Une voix --> des voix

Un nez    --> des nez

Các danh từ số ít tận cùng  "_al" chuyển sang danh từ số nhiều  "_aux".

Ví dụ: un journal --> des journaux.

Ngoại trừ:

Le festival --> des festivals.

Le choral  --> des chorals.

Récital, régal, aval, bal, cérémonial, chacal, carnaval.

Các danh từ số ít tận cùng "_au" chuyển sang số nhiều "_aux".

Ví dụ: Un truyfau --> des truyfaux.

Ngoại trừ: Landau, sarrau.

Các danh từ số ít tận cùng "_eau" chuyển sang số nhiều "_eaux".

Ví dụ:

Un gâteau  --> des gâteaux.

Un bureau --> des bureaux. 

Các danh từ số ít tận cùng "_eu" chuyển sang số nhiều "_eux".

Ví dụ: Un cheveu --> des cheveux

Ngoại trừ:

Le bleu   --> les bleus.

Le pneu --> les pneus.

Các danh từ số ít tận cùng "_ou", chuyển sang số nhiều "_ous".

Ví dụ:

Un clou --> des clous.

Un trou --> des trous.

Ngoại trừ 7 danh từ số ít tận cùng bằng "_ou" chuyển sang số nhiều "_oux": des bijoux, des cailloux, des poux, des hiboux, des choux, des genoux, des joujoux.

Các danh từ số ít tận cùng "_ail" chuyển sang số nhiều "_aux.

Ví dụ:

Un travail --> des travaux.

Un vantail --> des vantaux.

Ngoại trừ: Un chandail --> des chandails.

Những danh từ đặc biệt khác:

Ví dụ:

En oeil --> des yeux.

Le ciel  --> des cieux.

Monsieur --> messieurs.

Madame --> mesdames.

Mademoiselle --> mesdemoiselles.


Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc, chúc các bạn học tập thật tốt. Nếu các bạn có gì thắc mắc thì hãy comment ở dưới cho mình nhé. Mong các bạn ủng hộ blog của chúng mình.

Cảm ơn các bạn rất nhiều ! 

Hình ảnh có liên quan Kết quả hình ảnh cho gif cute byeKết quả hình ảnh cho gif cute thanks